-16%

Lenovo ThinkPad W540 Core i7 4900MQ

13,490,000 đ
Giá thị trường: 16,000,000 đ
  • Vi xử lý: Intel Core i7 4900MQ, 4 nhân, 8 luồng
  • Màn hình: 15.6″ FHD TN (1920 x 1080) chống chói
  • RAM: 8GB DDR3L bus 1600 MHz, nâng cấp 32GB
  • Card đồ họa: Nvidia Quadro K2100M 2GB
  • Lưu trữ: SSD 240GB, nâng cấp 2TB SSD
  • Pin: 56 Wh. Hệ điều hành: Windows 10 Pro
Mua ngay

Lenovo ThinkPad W540 Core i7 4900MQ là chiếc Mobile Workstation với cấu hình cao, nó hướng tới những đối tượng thiết kế đồ hoạ chuyên nghiệp, với hiệu năng mạnh mẽ. Cùng tìm hiểu một số ưu điểm của chiếc laptop này qua bài viết dưới đây.

Thiết kế

ThinkPad W540 vẫn tuân thủ theo phong cách thiết kế đặc trưng của dòng ThinkPad, với các góc cạnh vuông vức, thân dày bản. Toàn thân máy sử dụng khung nhôm magnesium quen thuộc, cho cảm giác vô cùng chắc chắn. Trọng lượng lại không phải thế mạnh của chiếc máy, khi cho ra cân nặng 2.6kg, chưa kể sạc. Thiết kế xung quanh cũng không có quá nhiều khác biệt, với thỏi pin được đặt lệch về trái, và khe tản nhiệt về phải.

Viền màn hình vẫn dày như thế hệ trước, tuy nhiên đã được làm phẳng lại và không còn các lẫy nhựa giữ như chiếc W530 trước đó. Phần camera cũng được làm lại, không còn được tích hợp đèn soi sáng nữa. Thiết kế bên trong cũng thay đổi khi 2 dải loa đã không còn được đặt ở mặt kê tay và bàn phím được tích hợp thêm hệ thống phím số.

Màn hình

W540 được trang bị màn hình Full HD với tấm nền TN. Đây là màn hình TN có độ phủ màu ở mức tốt, với 81% sRGB, 63% AdobeRGB với mức sáng 300 nits, đập tan mọi định kiến của người dùng về màn hình TN. Ngoài ra máy còn có tuỳ chọn màn hình 3K IPS chất lượng cao, phù hợp cho việc chỉnh sửa phim ảnh.

Hiệu năng

Chiếc máy được trang bị con chip xử lý Intel thế hệ thứ 4 Haswell, cho hiệu năng cao. So với các CPU thế hệ 2 và 3, CPU trên dòng máy này rất tốt cho việc xử lý đồ hoạ, dựng hình, hay thậm chí là để gaming. Chiếc máy sử dụng những con chip i5 và i7 mạnh nhất của dòng Haswell.

Bên cạnh đó, hệ thống card đồ hoạ của máy cũng rất ấn tượng. Tuỳ chọn cơ bản của chiếc máy sử dụng card đồ hoạ Intel HD 4600 tích hợp, cho hiệu năng tốt hơn 40% thế hệ trước. Ngoài ra, với tuỳ chọn card đồ hoạ rời K1100M và K2100M, chiếc máy có khả năng thực hiện những bản vẽ 3D.

Cổng kết nối

Là máy trạm, chiếc ThinkPad W540 này được trang bị nhiều cổng kết nối. Máy có 4 cổng USB-A, với 2 USB 3.0 và 2 USB 2.0, 1 cổng VGA, một mini DisplayPort, một cổng RJ-45, khe thẻ SD, rất đầy đủ cho một chiếc máy trạm.

Bàn phím và TouchPad

Lenovo đã cho cải thiện hệ thống bàn phím của chiếc máy này, nhất là khi bổ sung thêm hệ thống phím số vào chiếc máy 15.6 inch, thay vì giữ nguyên bàn phím TKL như phiên bản trước. Hành trình phím vẫn không có gì thay đổi, sâu và đầm tay. Keycap được bo cong, bám tay.

TouchPad vô tình lại là điểm trừ của dòng ThinkPad 40 nói chung, và chiếc W540 này nói riêng. TouchPad được thiết kế theo phong cách Clickpad, trơn toàn bộ 4 góc, không có nút chuột tách riêng. Đây là phá cách của Lenovo nhằm hướng chiếc máy của mình hiện đại và thức thời nhưng tuy nhiên lại vô tình khiến chiếc TouchPad này khó sử dụng hơn bao giờ hết.

Trackpoint màu đỏ vẫn được đặt đúng vị trí giữa bàn phím, chỉ khác là lần này đã được đặt lệch hẳn sang bên trái do thiết kế của hệ thống bàn phím Full Size.

Thời lượng pin

ThinkPad W540 được trang bị viên pin 6-cell 56Wh, cho thời gian sử dụng lên tới 6 tiếng đồng hồ đối với một chiếc máy hiệu năng cao. Tuy nhiên, vẫn có tuỳ chọn pin 9 cell 100Wh cho chiếc máy này, với thời lượng pin dài hơn, đủ sử dụng cho cả 1 ngày.

ThinkPad W540, nâng cấp trải nghiệm

Dù không có sự thay đổi nhiều về thiết kế, chiếc máy đã có sự nâng cấp đáng kể trong việc cải thiện trải nghiệm người dùng, nhờ vào sự cải tiến về bàn phím. Cấu hình khủng và khả năng vận hành ổn định chính là điểm sáng mà chiếc ThinkPad W540 này mang tới cho người sử dụng. Chỉ tiếc, TouchPad của ThinkPad W540 đổi mới quá sớm, chưa thực sự khiến người dùng làm quen được.

Mayinlaser (.vn)
252/12 Nguyễn Thượng Hiền, P.1, Gò Vấp

Đánh giá
Zalo Laptopdell